Bài viết này sẽ giúp mọi người có thể tự mình đăng những bài viết mới lên trên website của mình khi đã được bàn giao tài khoản quản trị web, sau đây là hướng dẫn chi tiết.
4 bước đăng bài mới lên website WordPress
1. Đăng nhập vào tài khoản đăng bài WordPress
Đầu tiên hãy đăng nhập quản trị trang web của mình mà bên làm website đã cung cấp cho bạn, ví dụ như: domain.com/wp-admin/
2. Tiến hành thêm mới hoặc chỉnh sửa bài viết có sẵn
Sau đây là 2 hướng dẫn để đăng bài lên website bạn có thể tham khảo:
2.1 Hướng dẫn đăng bài viết mới
4 bước để đăng bài viết mới lên website WordPress:
Bước 1: Chọn phần Bài viết (Posts) ở góc trái của dashboard. Sau đó bấm phần Viết bài mới (Add new post).
Bước 2: Tại đây bạn bắt đầu biên tập nội dung của bài viết như: nội dung văn bản, hình ảnh… mà bạn sẽ đăng lên trang web của mình, trình chỉnh sửa này tựa tựa như word mọi người dùng.
Thêm tiêu đề, nội dung chi tiết bài viết:
- Tiêu đề bài viết: Đây là tên của bài viết được hiển thị ở ngoài trang chủ, danh mục, cần ngắn gọn, liên quan đến nội dung và phải có từ khóa chính.
- Nội dung chi tiết: Trình bày tất cả thông tin của bài viết như hình ảnh, văn bản…
- Tóm tắt nội dung bài viết: hay còn gọi là mô tả bài viết thông thường sẽ ngắn gọn từ 2-3 dòng.
Bước 3: Lựa chọn ảnh đại diện, chọn danh mục, thẻ tags cho bài viết:
- Ảnh đại diện: Đây là hình ảnh sẽ được hiển thị ra ngoài trang và là ảnh đại diện nổi bật của bài viết đó
- Danh mục: Danh mục bài viết giúp phân loại bài viết khi người dùng tìm kiếm và nắm được thông tin liên quan trong chuyên mục: ví dụ khi click vào danh mục “quản trị website” thì sẽ hiện tất cả bài viết danh mục đó.
- Thẻ tags: hay còn gọi là mô tả bài viết thông thường sẽ ngắn gọn từ 2-3 dòng.
2.2 Chỉnh sửa bài viết có sẵn
Đối với chỉnh sửa bài viết đã có sẵn, trước hết bạn tìm bài viết mình muốn sửa bằng cách nhập tiêu đề hoặc từ khóa vào thanh tìm kiếm, sau đó nhấn Search posts. Kết quả sẽ được hiển thị ngay lập tức. Ngoài ra bạn còn có thể bấm vào mục Tất cả các bài viết (All post) > Published để chọn bài viết cần chỉnh sửa.
Đến đây, bạn chỉ cần nhấn vào bài viết đó và thực hiện chỉnh sửa theo ý muốn. Cuối cùng, chọn Update để nội dung chỉnh sửa được cập nhật trên website.
3. Hướng dẫn tối ưu bài viết trên website
Tham khảo bảng sau đây để thực hiện tối ưu bài viết trên website:
Nội dung | Yêu cầu |
---|---|
Title (Tiêu đề SEO) | – Tối thiểu 60 ký tự, bao gồm từ từ khóa chính (keyword). – Từ khóa chính nằm ở phía bên trái. – Chứa con số và từ ngữ mô tả cảm xúc. – Gồm Brand của thương hiệu. |
Meta Description (Mô tả) | – Tối thiểu 155 ký tự. – Gồm từ khóa chính, từ khóa phụ, thương hiệu và từ đồng nghĩa. – Thêm lời kêu gọi hàng động. – Không nên nhồi nhét từ khóa. |
URL | – Url chứa keyword, ngắn gọn và duy nhất. |
Heading 1 (Tiêu đề) | – Ít hơn 70 ký tự, không giống title, chứa cả keyword. – Cần có từ ngữ cảm xúc và mang tính hứa hẹn. |
Heading 2 (Thẻ H2) | – Gồm từ khóa phụ và từ đồng nghĩa. – Ít nhất 01 H2 chứa từ khóa chính. |
Heading 3,4,5, 6 (Thẻ H3, H4, H5, H6) | Dùng theo cấu trúc 2>3>4>5>6. |
Sapo (Đoạn mở đầu) | – Từ khóa chính của đoạn mở đầu cần được dẫn link về bài viết hiện tại. – Nên hứa hẹn và cho người độc biết họ sẽ đọc được gì. |
Đoạn kết thúc | – Chứa khoảng 155 từ và bao gồm từ khóa chính. – Tổng hợp lại nội dung của bài viết một cách ngắn gọn. |
Keyword (Từ khóa) | Từ khóa chính và từ khóa liên quan cần phân bổ rải rác trong bài viết. |
Image (Hình ảnh) | – Cần vừa một khung hình. – Width dựa theo chiều rộng của bài. – Đồng nhất về mặt kích thước. – Nên đặt tên hình ảnh theo keyword. – Ảnh bìa của bài viết cần có alt text từ khóa chính. – Hình ảnh trong heading cần có alt keyword của heading đó. |
Link (Liên kết) | Gồm link theo yêu cầu. |
Bạn cần lưu ý những yếu tố như sau về mặt nội dung bài viết:
Yêu cầu chung:
- Đúng ngữ pháp, không được sai chính tả.
- Mang đến thông tin bổ ích cho người đọc.
- Từ khóa chính và từ khóa phụ phân bổ rải rác, hợp lý trong bài.
Yêu cầu khác:
- Độ unique: Thông thường, độ unique càng cao càng tốt. Bạn có thể dùng một số công cụ để kiểm tra trùng lặp. Độ trùng lặp không nên vượt quá 10%.
- Độ dài: Tùy vào nội dung mỗi bài viết mà độ dài sẽ khác nhau.
Readability
- Viết cần câu ngắn, thường sẽ không vượt quá 20 từ.
- Việc ngắt dòng cần hợp lý.
- Mỗi sub heading nên có một ảnh minh họa.
- Với dụng list cần sử dụng gạch đầu dòng cho dễ đọc.
- Phân chia H2, H3, H4 hợp lý.
4. Đăng bài viết mới
Ở bước này việc bạn cần làm là đọc lại bài viết một lần nữa để kiểm tra tính dễ đọc, những yếu tố liên quan đến SEO của bài viết đã đảm bảo hay chưa. Nếu đã hoàn chỉnh thì bạn có thể nhấn Publish để đăng bài lên website của mình.
Lưu ý khi đăng bài viết mới lên Website WordPress
- Đây là hướng dẫn đăng bài viết mới lên Website WordPress, với những website sử dụng mã nguồn khác sẽ có cách đăng khác nhau
- Trên đây là bài hướng dẫn chi tiết các bước, hy vọng bạn sẽ xem và thực hiện được một cách dễ dàng
- Nếu có thắc mắc hay cần giúp đỡ vui lòng liên hệ với tôi để nhận hỗ trợ tại đây